• Trang chủ
  • Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến đào tạo và hành nghề thẩm mỹ tại Hàn Quốc

    Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến đào tạo và hành nghề thẩm mỹ tại Hàn Quốc

    0

    Tính đến năm 2023, tại Hàn Quốc đã có khoảng 600 cơ sở đào tạo chuyên ngành thẩm mỹ, bao gồm các trường đại học, cao đẳng và các trung tâm đào tạo. Tại quốc gia này, để hành nghề thẩm mỹ, yêu cầu bắt buộc đó là phải trải qua kỳ thi chứng chỉ hành nghề thẩm mỹ do Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc cấp, hoặc phải vượt qua kỳ thi tương đương.

    Các sinh viên thẩm mỹ đang trong giờ học thực hành tại trường đại học Seokyeong, một trong những trường đại học hàng đầu đào tạo chuyên ngành thẩm mỹ tại Hàn Quốc.

    Hàn Quốc được xem là một trong những quốc gia ứng dụng các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến vào lĩnh vực thẩm mỹ. Tại quốc gia này, các công nghệ và kỹ thuật thẩm mỹ mới nhất luôn được cập nhật không ngoài mục đích làm tăng hiệu quả của các dịch vụ thẩm mỹ và an toàn cho khách hàng. Ngoài ra, chi phí thẩm mỹ tại Hàn Quốc được đánh giá là có giá thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác như Mỹ, Nhật Bản,…

    Tại Hàn Quốc, có nhiều trường đào tạo thẩm mỹ, từ trường đại học đến cao đẳng và các trung tâm đào tạo. Thường thì các trường đại học có chương trình đào tạo bài bản và chuyên nghiệp hơn, chương trình đào tạo thẩm mỹ thường kéo dài trong 4 năm, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức nền tảng về thẩm mỹ, cũng như các kỹ năng thực hành cần thiết. Chương trình thạc sĩ thẩm mỹ thường kéo dài trong 2 năm, học viên sẽ được đào tạo chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể trong thẩm mỹ.

    Một số trường đào tạo thẩm mỹ uy tín tại Hàn Quốc như:

    – Đại học Seokyeong: Là một trong những trường đại học hàng đầu tại Hàn Quốc đào tạo chuyên ngành thẩm mỹ. Trường có nhiều chương trình đào tạo đa dạng, từ cử nhân đến thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng học viên.

    – Đại học nữ Sungshin: Là một trường đại học nữ nổi tiếng tại Hàn Quốc, với chương trình đào tạo thẩm mỹ được đánh giá cao, trường có thế mạnh về đào tạo các ngành làm đẹp, trang điểm, chăm sóc da,…

    – Đại học Youngsan: Là một trường đại học với chương trình đào tạo thẩm mỹ ứng dụng. Trường chú trọng đào tạo các kỹ năng thực hành, giúp sinh viên có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

    Để được hành nghề thẩm mỹ tại Hàn Quốc, người hành nghề không bắt buộc phải là bác sĩ nếu cơ sở thẩm mỹ không thực hiện các kỹ thuật xâm lấn. Tuy nhiên, điều kiện bắt buộc là người hành nghề thẩm mỹ phải có chứng chỉ hành nghề thẩm mỹ do Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc cấp. Theo quy định của Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc, có 2 loại chứng chỉ hành nghề thẩm mỹ, bao gồm:

    – Chứng chỉ hành nghề thẩm mỹ dành cho bác sĩ: Chứng chỉ này được cấp cho các bác sĩ đã tốt nghiệp đại học y khoa và có chuyên khoa về thẩm mỹ.

    – Chứng chỉ hành nghề thẩm mỹ dành cho chuyên viên thẩm mỹ: Chứng chỉ này được cấp cho những người đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng chuyên ngành thẩm mỹ. Để được cấp chứng chỉ này, người hành nghề cần các điều kiện sau: Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng chuyên ngành thẩm mỹ; Đạt trình độ tiếng Hàn tối thiểu ở mức Topik 4; Hoàn thành khóa đào tạo thực hành thẩm mỹ tại quốc gia này.

    Ngoài ra, thay vì thi chứng chỉ hành nghề thẩm mỹ do Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc tổ chức, người hành nghề thẩm mỹ vẫn được xem là hợp pháp nếu vượt qua được kỳ thi tương đương, còn gọi là kỳ thi chứng chỉ CIDESCO, là một loại chứng chỉ thẩm mỹ có giá trị trên toàn thế giới. Để thi lấy chứng chỉ này, thí sinh cần đáp ứng các yêu cầu sau: Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương; Hoàn thành chương trình đào tạo thẩm mỹ được CIDESCO công nhận; Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực thẩm mỹ ít nhất 1 năm. Thí sinh có thể đăng ký thi lấy chứng chỉ CIDESCO thông qua các trường đào tạo thẩm mỹ được tổ chức CIDESCO công nhận.

    Cho dù được đánh giá là một trong những quốc gia có chuyên ngành thẩm mỹ phát triển mạnh, nhưng những mặt tồn tại vẫn có thể gặp tại Hàn Quốc, như việc thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ trái phép. Đây là sai phạm phổ biến nhất trong hành nghề thẩm mỹ tại Hàn Quốc, cơ sở thẩm mỹ hành nghề mà không được cấp phép, không có bác sĩ hay chuyên gia thẩm mỹ có chứng chỉ hành nghề theo quy định. Ngoài ra, việc sử dụng các thiết bị, vật liệu thẩm mỹ không đảm bảo chất lượng, gây ra các biến chứng cho khách hàng, tư vấn, quảng cáo dịch vụ thẩm mỹ sai lệch, gây hiểu lầm cho khách hàng, thiếu trách nhiệm trong việc chăm sóc khách hàng sau thực hiện các kỹ thuật thẩm mỹ… cũng là những mặt trái vẫn có thể gặp tại quốc gia này.

    Nguồn:medinet.hochiminhcity.gov.vn

    Viết bình luận

    Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!