- Khai mạc Triển lãm Vietbuid lần 2/2024: Thúc đẩy thị trường bất động sản, xây dựng phát triển
- Khai mạc Triển lãm quốc tế Vietbuild Home 2023 có sự tham gia của gần 1.000 gian hàng
- Họp mặt tưởng nhớ ngày sinh cố Quốc vương Bhumibol Adulyadej Đại đế và Quốc khánh Thái Lan
- Những lực lượng triển vọng thúc đẩy lĩnh vực chuỗi cung ứng Việt Nam
- Khai mạc Triển lãm Quốc tế VIETBUILD lần thứ 4 tại TP. Hồ Chí Minh
- Đón đầu tương lai ngành PR Đông Nam Á tại Hội nghị Quan hệ công chúng ASEAN
- Vinh danh 99 doanh nghiệp tại “Giải thưởng du lịch ITE HCMC 2023”
- Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế TP.HCM lần thứ 17 năm 2023
- Chung tay cùng dự án "sức mạnh 2000", Lalamove hỗ trợ xây dựng hệ thống điểm trường, nhà nội trú mang đến cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em vùng cao
- Công bố giải chạy ‘Ho Chi Minh City Night Run Thang Loi Group 2023’
Theo đó, Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2022 nhóm ngành sữa và sản phẩm từ sữa gồm có: Công ty cổ phần Sữa Việt Nam, Công ty TNHH Frieslandcampina Việt Nam, Công ty cổ phần Sữa Quốc Tế (IDP), Công ty cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood, Công ty cổ phần Sữa sức Sống Việt Nam – Vitadairy, Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu, Công ty cổ phần Thực phẩm Đông lạnh Kido, Công ty TNHH Mead Johnson Nutrition (Việt Nam), Công ty cổ phần Dinh dưỡng Nutricare và Công ty TNHH Zott Việt Nam.
Nhóm ngành đường, bánh kẹo và thực phẩm dinh dưỡng khác thì có: Công ty TNHH Nestlé Viet Nam, Công ty TNHH Thực phẩm Orion Vina, Công ty cổ phần Mondelez Kinh Đô Việt Nam, Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam, Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi, Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa, Công ty cổ phần Bibica, Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai, Công ty TNHH Perfetti Van Melle (Việt Nam) và Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị...
Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm nay được xây dựng dựa trên các nguyên tắc khoa học, khách quan và xếp hạng theo 3 tiêu chí chính là năng lực tài chính, uy tín truyền thông và kết quả khảo sát đối tượng là người tiêu dùng, chuyên gia.
Theo báo cáo của Vietnam Report, Việt Nam là quốc gia châu Á duy nhất được Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF) nâng mức dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2022; cũng là điểm sáng hiếm hoi trên bức tranh kinh tế u ám toàn cầu, vững vàng kiên định và phục hồi mạnh mẽ kể từ đợt suy giảm do làn sóng thứ 4 của đại dịch COVID-19 vào thời điểm này năm ngoái. Sự hồi phục diễn ra tại hầu khắp các lĩnh vực kinh tế; trong đó, có ngành thực phẩm – đồ uống (F&B).
Khảo sát của Vietnam Report thực hiện trong tháng 8/2022 cho thấy gần 90% số doanh nghiệp trong ngành đã đạt năng suất hoạt động trên 80% mức trước đại dịch, thậm chí trên 60% trong số đó đã vượt mức trước đại dịch. Doanh thu của ngành này cũng cải thiện tích cực ở tất cả các kênh phân phối, tiêu thụ.
Đáng chú ý nhất là sự bứt phá của kênh truyền thống với 85,7% số doanh nghiệp ghi nhận sự tăng trưởng về doanh thu, tăng 62,6% so với cùng kỳ năm trước. Các kênh hiện đại như siêu thị, đại siêu thị, cửa hàng tiện lợi hay thương mại điện tử tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Kênh tiêu dùng tại chỗ cũng cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ với tỷ lệ tăng trưởng đạt 30%.
Ông Vũ Đăng Vinh, Tổng giám đốc Vietnam Report phân tích, động lực tăng trưởng của ngành thực phẩm và đồ uống trong giai đoạn vừa qua đến từ 2 nguồn chính. Đó là sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng nội địa, vì trong 8 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 3.679,2 nghìn tỷ đồng, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Thêm vào đó, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 1.441 triệu lượt người, gấp 13,7 lần so với cùng kỳ nhưng vẫn giảm 87,3% so với cùng kỳ năm 2019 - thời điểm chưa xảy ra dịch COVID-19, như vậy dư địa hồi phục và tăng trưởng của khách quốc tế còn rất nhiều.
Cùng với đó là sự trở lại của người lao động và sinh viên tại các thành phố trong nền kinh tế bình thường tiếp theo, khuyến khích nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng tiêu dùng nhanh; trong đó, có thực phẩm – đồ uống. Những yếu tố này sẽ thúc đẩy sự phục hồi của kênh tại chỗ và kênh truyền thống.
Ngoài ra, nhờ vào xu hướng dịch chuyển từ các kênh truyền thống sang hiện đại được định hình bởi giới trẻ, đặc biệt là thế hệ Y và Z. Khảo sát người tiêu dùng của Vietnam Report chỉ ra rằng, 98% giới trẻ tại các thành phố lớn mua sắm thực phẩm – đồ uống thông qua các kênh hiện đại: siêu thị, đại siêu thị, trong khi chỉ có 67% sử dụng dịch vụ online và 41% qua các cửa hàng tiện lợi.
Để đạt được tốc độ tăng trưởng như trên, các doanh nghiệp ngành thực phẩm - đồ uống đã và đang vững vàng vượt qua hàng loạt thách thức liên tiếp như suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát gia tăng, các trở ngại về logistics, phân phối hay việc thiếu hụt về nhân sự trong sản xuất và việc đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên, nhiên liệu ở thời điểm trong và sau dịch bệnh...
Hiện tại, kinh tế vĩ mô Việt Nam vẫn được duy trì ổn định nhưng theo các doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế, suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu. Thêm vào đó, sự phục hồi về nhu cầu tiêu dùng trong thời gian qua cũng chủ yếu do giá cả trung bình tăng lên.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2022 tăng 3,6% so với tháng 12/2021 và tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước. Mức giá trung bình tăng khiến cho không chỉ doanh thu mà cả chi phí cũng tăng lên, gây sức ép lên lợi nhuận của gần 90% doanh nghiệp.
Theo nhận định của phần lớn chuyên gia và doanh nghiệp trong ngành, dù Bộ Công Thương đã cho phép tăng giá bán nhóm sản phẩm tiêu dùng nhanh; trong đó, có sản phẩm thực phẩm – đồ uống) với mức tăng dưới 10%, song cũng không thể bù đắp hoàn toàn cho gia tăng về chi phí đầu vào của sản xuất. Vì lẽ đó lợi nhuận ròng của ngành này có thể tăng trưởng thấp hơn so với doanh thu năm 2022.
Theo ông Vinh, thực tế, dù có 66,7% số doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống trong khảo sát của Vietnam Report đã đạt và vượt mức doanh thu trước đại dịch, nhưng phần lớn các doanh nghiệp cho rằng, áp lực này còn kéo dài tới cuối năm 2023 và thậm chí có thể là sau đó./.
Ngọc Quỳnh/BNEWS/TTXVN